Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Chăm sóc chòe than!

Nói chung chích chòe là loại chim có tuổi thọ trung bình thấp,nên nếu chỉ sơ ý một chút thì tên chòe cung ra đi vĩnh viễn. Bởi vậy việc chăm sóc cho anh chòe là việc hết sức quan trọng. Sau đây em xin đưa ra một số kinh nghiệm của em cho các bác tham khảo.

Trước hết là khẩu phần ăn của chim. Theo em biết thì trên thị trường hiện co rất nhiều loại cám dành cho chim, song nếu chỉ với lượng dinh dưỡng ít ỏi trong cám như vậy thì chưa đủ với các ông hoàng trong nhà mà anh chòe là ứng cử viên hàng đầu. Bởi vậy khi cho chim ăn ta nên sao cám lẫn với lòng đỏ trứng gà, trong lồng phải có thêm cốc sỏi nhỏ hoặc cát vàng để chim ăn thêm cho dễ tiêu hóa.Thường xuyên cung cấp thức ăn tươi cho chim như thịt sống, tép đồng, các loài sâu bọ châu chấu, dế... vv, song cho ăn vừa thôi kẻo chim bị tiêu chảy đó.Nước uống của chim phải sạch khong cáu bẩn, mỗi ngày phải cho chim tắm mùa đông thì pha nước ấm không bị cảm lạnh đó.Chuồng chim phải được vệ sinh luôn vì chim ăn nhiều nên đương nhiên sẽ thải ra nhiều phân.Vào các ngày thời tiết lạnh nên chùm cho chim một tấm vải dầy để dữ ấm, nếu thấy lắm muỗi nên bọc một tấm vải màn ở ngoài lông chim, thêm nữa nên cho chim tắm nắng ban mai để tổng hợp vitamin D tăng cường caxi trắc xương.

Nếu cá bác đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì nhok tin trăc tên chòe ủa các bác sẽ khỏe mạnh, sống lâu. Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ bé của em chưa đầy đủ lắm mong các bác thông cảm.Chúc các bác thành công!

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Cách đề phòng Chòe Than con lộn mèo!

Bất kì ai khi nuôi dòng chim này đều rất ngại nuôi chim con,bởi khi lớn lên sẽ dễ mắc phải tật lộn mèo!(Tật xấu phổ biến ở chim nuôi lồng!!!)

Nguyên nhân:

-Đây là dòng chim vốn rất linh động ngoài tự nhiên,nên không tránh khỏi chuyện thừa năng lượng trong quá trình nuôi nhốt trong không gian chật hẹp!(Đó là nguyên nhân ngay cả chim bổi cũng lộn(nhưng lộn vì quá nhát trong không gian chật hẹp!!!)

-Những dòng chim càng linh động ngoài tự nhiên khi vào lồng càng dễ lộn!(Khuyên,sâu,huých cô...)

-Với chim Chòe Than con càng dễ mắc vào tật xấu này!Trong giai đoạn chim tập bay(vừa qua khỏi giai đoạn ủ tổ),lúc này cơ thể chim tích tụ rất nhiều năng lượng chuẩn bị cho 1 thời gian tự lập sắp tới!Nếu quan sát kĩ các bạn sẽ thấy giai đoạn này chim rất hoạt bát,nhảy lên xuống liên tục trong lồng,có lúc bay loạn xạ vừa bay vừa la inh ỏi,với những con quá linh động,trong không gian chật hẹp đó không đủ để chim hoạt động nhằm đốt năng lượng thừa trong cơ thể,rất dễ nãy sinh chuyện chim bắt đầu tập lộn mèo!Vậy vì sao lại là lộn mèo?Vì lộn mèo là hành động hao phí năng lượng nhiều nhất khi chim ở trong lồng!(Để ý những con đã có tật lộn mèo,trong giai đoạn thay lông chim không hề lộn,vì không đủ năng lượng!).Ở con người chúng ta cũng có chuyện thừa NL này,nhưng may mắn là chúng ta không lộn mèo để đốt năng lượng...!

Cách phòng ngừa:

Nên thường xuyên quan sát chim trong giai đoạn trước trưởng thành!

Khi thấy chim bắt đầu có dấu hiệu ngước cổ ra sau,thì ngay lập tức(còn chần chờ gì nữa!)bắt con chim con ra khỏi lồng,cắt hoàn toàn phần lông cánh 2 bên để chim mất thăng bằng khi bay,không dám mạo hiểm tung mình.

Tiếp sau đó là tìm 1 cái lồng rộng hơn lồng đang nuôi,gác 2 cầu,1 thấp.1 cao gần đụng nóc lồng,cứ để chim trong đó nuôi đến khi thay xong lông trưởng thành thì bắt ra lại lồng cũ,nếu làm đúng cách này thì 10 con sẽ có 8 con bỏ hẳn tật xấu(chưa kịp biết đã phải bỏ rồi mà!)

Với những con đã lộn được rồi thì coi như bó tay(cái xấu vốn rất dễ học và nhớ dai mà!)

Nếu thấy con chim có dấu hiệu muốn lộn mèo thì thay cây cầu đang sử dụng bằng 1 cây cầu trúc,nhỏ thôi nhưng phải thật trơn láng

Đặt cầu vào lồng xéo góc 30 độ(có thể gác 1 đầu ở "nan bo" cuối,và 1 đầu ở "nan bo" kế trên).Mục đích của việc này là làm cho con chim khi đậu lên cầu sẽ trơn chân,tuột xuống,thế là sợ,chỉ lo làm sao đứng cho vững trên cây cầu quên cả việc lộn mèo trong lồng,để thế đến khi chim thay lông xong!

Nhớ chú ý đặt cóng thức ăn và nước tương xứng ở mỗi đầu cây cầu!Với những con đã lỡ lộn 1-2 lần thì làm thêm 1 việc là trùm áo lồng toàn bộ chỉ để hở cửa như nuôi Họa Mi!

Trùm đến khi thay lông xong thì mở ra như bình thường!Nhớ đừng quên tắm và phơi nắng điều độ dù trùm áo nhé!!!!

Thân!

Theo MTCHIP ( svc

Công thức trộn cám cho chòe than

Nguyên Liệu :

Đậu phộng : 150 g
Tôm or tép : 150 g
Trứng gà : 10 quả ( lấy lòng đỏ )
Đậu xanh : 100 g
Trứng cút : 10 quả

Cách làm :

- Đậu chọn loại 1,rang với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì ray vỏ,xay nhuyễn! Lót báo rút dầu trong 2 ngày

- Tép còn tươi rửa sạch,để nguyên vỏ cho vào máy sinh tố cùng với 5 lòng đỏ trứng gà + 10 trứng cút rồi xay cho đến khi tép thật nhuyễn thì cho hỗn hợp này vào với đậu đã rút dầu cùng 5 trứng còn lại,trộn đều,cho vào lò vi sóng(nếu không có thì mang lên chảo rang với lửa nhỏ).Sau khi thấy bột không còn dính tay thì mang ra dùng cối ép hạt.

- Trải đều bột đã ép ra báo và đem phơi nắng,liên tục thay báo khi thấy đã thấm dầu,làm vậy trong 3 ngày! Trong trường hợp thời tiết không có nắng các bạn có thể dùng quạt bàn để sấy cho khô bột cũng với cách làm trên.Tuy nhiên khi chuẩn bị cho vào keo thì nên dùng máy sấy tóc sấy sơ qua hoặc dùng 1 cái chảo gác lên 1 nồi nước sôi để rang bột nhằm đảm bảo không còn hơi nước đọng trong bột!

- Nên dùng hũ thủy tinh để bảo quản,kỹ hơn thì cho thêm vào 1 túi hút ẩm! Làm đúng cách này bột có thể bảo quản trong 6 tháng mà chất lượng không hề thay đổi!

Thân !

Phân biệt trống, mái chòe than non

Hôm nay tình cờ đọc được một bài trên mạng chia sẻ kinh nghiệm về cách phân biệt trống hay mái của chích chòe than khi còn non xin chia sẻ lại cho mọi người. Hi vọng sẽ là một thông tin bổ ích



Cách 1: 
Khi chim non gần biêt mổ, ta nhổ vài sợi lông nhỏ bên mép của chúng  (nhớ đừng nhổ nhầm râu đấy nhé) khoảng 2 đến 3 ngày sau là chỗ đó ra lông mới. Nếu lông mới mà đen nháy thì là chim trống còn lông mới ra mà có màu như cũ thì là chim mái. 
Cách 2: 
Các bạn quan sát những đặc điểm sau:
 - Mắt : mắt chòe than trông dữ tướng méo xệch mi mắt chíu xuống dữ dằn vành mắt dầy kéo dài ra sau

- Đầu : chọn con đầu bằng - đầu xà to bản rộng

- Chân dóng chân dài to bàn chân to

- Mỏ thẳng dài và to . Gốc mỏ của hàm dưới phải đen tuyền,nếu không đen tuyền hết hàm thì 100% là mái.



Đây là hàm dưới của con chòe mái non

Khi các bạn mà chọn được một con chim có đầy đủ tiêu chuẩn trên thì : Chúc mừng bạn . Chỉ 1 lần lựa chọn mà có 1 con chim sau này làm chòe đá hay hót múa đều ok hết

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Chích chòe lửa - Những điều có thể bạn chưa biết (Phần 3)


GIỌNG HÓT CỦA CHÍCH CHÒE LỬA



Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay như vậy
Một số loài có sự hạn chế về giọng hót. Một số hót một ‘tông” kéo dài liên tục cũng rất thu hút sự chú ý của mọi người. Số khác lại hót đảo giọng, nhiều tông và chúng kết lại với nhau thành chuỗi làm người nghe thật sự hài lòng. Đó là những con chim hay, chúng biết pha trộn sự đa dạng của giọng hót cùng với âm điệu và phong cách chơi.
Một con chim hót hay là chúng có khả năng pha trộn hài hòa các âm điệu học được với chính giọng hót của nó tạo thành một giai điệu hay “tông” và tông này phải thay đổi thích hợp cùng nhịp điệu và phong cách chơi. Chích chòe lửa hót hay được ví như ca sĩ hát Opera. Nghe một con chích chòe lửa hót hay chẳng khác nào thưởng thức một chai rượu ngon, bạn sẽ không muốn nghe giọng của những con chim hót tầm thường nữa. Có 3 loại giọng mà chúng sẽ hót theo tâm trạng của mình. Thứ nhất, đó là giọng đi chuyện, Đây là giọng mềm, nhỏ nhẹ, dường như chỉ là lời thỏ thẻ với chính mình, vừa đủ cho chim và chủ chim nghe, thường vào buổi chiều, khi nó ngồi thoải mái và yên tĩnh. Kế tiếp, là giọng lớn hơn nhưng không hót liên tục. Cuối cùng, là hót sổng nhiều, có khi đinh tai nhức óc. Điều này chỉ bắt gặp khi chích chòe lửa hót tại lãnh địa của nó (ngay cội) hoặc khi nó được kích thích bởi con khác.
Tôi tin rằng khả năng hót của chòe lửa là do di truyền nhưng đối với chim hót, để phát triển một giọng hót hay, đầy đủ, cần phải có một chim thầy, đặc biệt là trong giai đoạn chim tơ đang tập hót. Tuy nhiên, khả năng học hỏi chim thầy lại tùy ở mỗi con.
Chích chòe lửa có một khả năng tuyệt vời để bắt chước các giọng hót của các loài chim khác và các âm thanh mà nó nghe được vào giọng hót của riêng mình. Có thể treo lồng ở nơi có nước chảy chúng sẽ kết hợp những âm thanh của nước rơi vào giọng hót của riêng mình. Thường thì chúng bắt chước chuông của điện thoại . Thỉnh thoảng, các âm thanh chúng học có thể khó chịu, đang hót giọng rất hay lại xen vào đó âm mèo kêu !!
Chích chòe lửa có thể hót lúc 14 ngày tuổi. Nó ngồi lặng lẽ trên cành và đi chuyện nho nhỏ. Giọng trẻ con này sẽ tiếp tục cho đến sau đợt thay lông đầu tiên hoặc thậm chí trong một thời gian dài sau đó. Giọng hót thời trẻ con này giống như giọng con mái chỉ một vài nốt đơn điệu. Tiềm năng về giọng hót của chòe lửa sẽ sớm bộc lộ trong giai đọan tiếp theo.
Những con chim chuyền nào siêng hót và hót nhiều giọng sẽ trở thành một chú chim hay trong tương lai. Ngược lại, một chú chim tơ kém năng động và hót ít giọng sẽ ít có cơ hội trở thành một chàng ca sĩ giỏi được.
Nên biết rằng, ngay cả một con chim trưởng thành cũng cần phải “tút” lại giọng của nó (cải thiện dây thanh âm) sau một đợt thay lông. Trong quá trình thay lông, chòe lửa sẽ ít hót hơn, thậm chí có thể ngưng hót hoàn toàn. Khi quá trình thay lông dần hòan tất, Chúng sẽ hót trở lại. Ban đầu, giọng hót sẽ ngắn và âm điệu giống như chim tơ. Giọng hót sớm củng cố và sau một tháng đến 1 tháng rưỡi sau khi kết thúc việc thay lông, con chim sẽ có lửa lại và hót to hơn trong điều kiện nuôi tốt.
                                                                                                    Nguồn: sưu tầm

Chích chòe lửa - Những điều có thể bạn chưa biết (Phần 2)

VÙNG PHÂN BỐ


Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus) được tìm thấy từ Ấn Độ đến Borneo với nhiều loài khác nhau. Chích chòe lửa Ấn Độ có đuôi ngắn và giọng hót hay. Hiện nay, lòai này không nhập vào Singapore nữa. Về phía Nam qua Miến Điện, Campuchia, Lào và miền trung Thái Lan, chích chòe lửa nhỏ con hơn, dáng thanh mảnh hơn và có đuôi dài hơn giống Ấn Độ. Các loài chim này không được ưa chuộng nhiều ở Singapore vì giọng hót và cách chơi của nó ít được quan tâm.
Các nghệ nhân ở Malaysia và Singapore tin rằng: những con chim hay nhất đến dọc theo biên giới Thái Lan và Malaysia . Đảo Penang ở Malaysia cùng vậy, đã có một thời gian người ta ghi nhận chòe lửa ở Penang đẹp, hót hay và biểu diễn tốt. Ngày nay, hầu như không còn chòe lửa hoang dã ở Penang nữa vì nạn săn bắt, mua bán bừa bãi. Hiện nay, những con chim được cho là hay nhất đến từ đảo Langkawi và xung quanh các đảo thuộc Malaysia và Thái Lan. Chích chòe lửa đến từ các vùng đất thấp của Malaysia có đuôi ngắn # 6 -7 inch. Chúng cũng thường được nuôi ở Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, Cục Lâm nghiệp Malaysia gần đây đã cấm việc xuất khẩu chòe lửa và những con lửa đã không còn được nhập khẩu vào Singapore từ Malaysia.
Tỉnh Acheh của Indonesia là nơi nổi tiếng với lửa đuôi dài, tuy nhiên do chiến tranh và xung đột trong khu vực nên ít có được chim từ khu vực này. Chích chòe lửa từ các vùng khác của Indonesia, và đặc biệt là tỉnh Medan, thường xuyên được nhập khẩu vào Singapore. Chích chòe lửa Indonesia to xác hơn chòe lửa của Malaysia. Giọng hót lớn hơn nhưng cách biểu diển không bắt mắt. Vì thề giọng hót của chích chòe lửa Indonesia được đánh giá cao hơn phong cách chơi của chúng
Có một phân loài chòe lửa ở Indonesia với tất cả các đuôi màu đen (chòe lửa đuôi đen) thay vì 8 đuôi trắng và 4 đuôi đen. Theo thời gian, chúng được nhập vào Singapore. Các loài chim này có đuôi ngắn khoảng 4 inch và được bán với giá khoảng US $ 200,00 mỗi con. Chúng hót rất hay và được nuôi phổ biến như là vật nuôi trong nhà. Cũng thấy 3 lòai lửa đuôi đen với đuôi chính của 10 – 11 inch. Các loài chim này có thể là một phụ loài khác cùa lòai có đuôi 4 inch. Chúng hót không hay. Một tính năng của tất cả các lòai lửa đuôi đen là không năng động và can đảm như các lòai chòe lửa khác. Do đó chúng không thích hợp cho các cuộc thi chim hót tại Singapore và Malaysia vì chúng ít hót và dể bị hỏang, không biểu diễn tốt trong môi trường có nhiều lửa dử xung quanh.
Quần đảo Borneo cũng nổi tiếng với một lọai chòe lửa đặc biệt có đuôi ngắn và mảng lổng trắng ở trên đầu như mang vương miện vậy, gọi là White Crown Shama. Giọng hót của nó cũng rất giống với lửa thông thường.
 
                                                                                                         Nguồn: sưu tầm

Thi chích chòe lửa và kinh nghiệm lựa chọn


Chia sẻ kinh nghiệm :
Bài viết này là nhằm chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong việc nuôi chích chòe lửa với các bạn và tôi xin chân thành hy vọng rằng, ngược lại, các thành viên sẽ cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm của mình vì lợi ích chung
Chích chòe lửa là loại chim thi phổ biến nhất ở phía nam, nhất là lửa hót, một số nơi có tổ chức thi đá bên cạnh chòe than và họa mi. vành khuyên và chào mào thì ít phổ biến hơn, chủ yếu ở phía bắc
Ở Singapore, có bốn loại chim thi đó là:
- Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus)
- Họa mi (Garrulux canorus)
- Vành khuyên (Zosterops palpebrosa)
- Chào mào (Pycnonotus jocosus)
Khi chim mới nhập về, trước tiên là thuần hóa làm nó bớt sợ hãi và sau đó là đào tạo để thi đấu về khả năng hót.
Chim thi hót được tổ chức bởi các câu lạc bộ nhỏ ở địa phương hoặc lớn hơn là hội chim cảnh, hội sinh vật cảnh. Mỗi cuộc thi thường thu hút hàng trăm người dự thi
Thi chích chòe lửa
Bình thường, trong khu vực thi chòe lưa hót, có thể thấy 30-120 chim giành năm giải gồm 03 giải đầu (nhất-nhì-ba) và 02 giải khuyến khích. Các chim được đánh giá trong suốt một khoảng thời gian hai giờ bởi một đội ngũ trọng tài gồm 3->5 người luân phiên nhiệm vụ của mình, như vậy trung bình chấm 30 chim/30 phút.
Một cuộc thi tại Singapore đánh giá dựa trên chất lượng và đa dạng của giọng hót, độ ồn, sức chịu đựng, nết chơi và vóc dáng của chim mà các điểm sau đây được trao tặng:
điểm
1. Nhiều giọng 20
2. Hót to 40
3. Sức bền 20
4. Phong các chơi 10
5. Hình dáng 10

Tổng cộng 100



Lựa chọn:
Mùa sinh sản của chích chòe lửa ngoài thiên nhiên từ tháng tư đến tháng bảy, do đó có thể mua chim non từ các tiệm chim vào tháng 5.
Hầu hết các fan thường chọn chim non cho mình bằng cách đánh giá về độ dài cơ thể, đôi chân của chim, đuôi, cánh, phẩm chất lông, kích cỡ của đầu, mắt, dáng đứng, sức khỏe của chim ..v.v.., nhưng có khi nhiều sự lựa chọn một cách cẩn thận này sẽ đưa đến kết quả thất vọng sau này. Không có phương pháp nào đảm bảo chọn được một con chim có chất lượng hay không ở giai đoạn này, dù cho chim ở cùng một tổ vẫn có con này, con khác

Một số fan mua từ các nguồn đáng tin cậy, do đó, khả năng có chú chim tốt tiềm năng từ chim cha mẹ hoang dã là lớn hơn. Những con chim non này sẽ được lọc lại một lần nữa sau ít nhất sáu đến chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Có khi một chim con xấu có thể trổ đẹp sau đợt thay lông đầu tiên.

Ấn tượng với trọng tài là gì ?
từ chim chuyền, nó sẽ thay lông cho hình dáng bên ngoài như chim trưởng thành trong thời gian 6-7 tháng. Một con chim với đầu, cổ, cơ thể, cánh, chân và đuôi ở tỷ lệ cân đối và biết đánh đuôi kết hợp sàng cầu sẽ nắm bắt được sự chú ý của các trọng tài là người sẽ thưởng điểm cho ' phong cách chơi' và 'hình dáng'.
Thông thường là một con chim hấp dẫn như vậy có thể gây ấn tượng với các trọng tài rằng nó được trao tặng nhiều điểm mặc dù những điểm mạnh thực sự không liên quan đến giọng hót.


Giọng hót của chích chòe lửa
Thật ra rất khó khăn để tìm được một con chích chòe lửa hót tốt ở năm đầu tiên. Chim tốt với giọng hót rõ ràng tự nhiên cộng với khả năng bắt chước giọng của các loài chim khác. Giọng hót to và dạn người có thể cải thiện được với thời gian. Chích chòe lửa sẽ hoàn thiện sau khi chúng được 2-4 tuổi.
Nói chung, những con chim có chất giọng tuyệt vời có thể không có lợi thế trong lúc thi do ban giám khảo không thể đánh giá được trong một môi trường ồn ào với những con chim được đặt quá gần nhau. Đây là một nhiệm vụ khó khăn để chọn ra một thí sinh hót hay.
Một con chim hay thường có một giọng hót lớn, “tông” cao. Những con chim có thể hót một cách tự do trong bốn vòng mà không sợ đám đông, tiếng ồn hay chim lạ khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo.

                                                                                               Nguồn: Sưu tầm



Nghệ Thuật Chọn Chim Chích Chòe Lửa Mộc

1. Họng chim phải đen , màu trắng nhạt đừng lấy, đây là những chú chim bị mất lửa rừng hoặc đang suy , có đem về cũng khó vực.
2. Mỏ mỏng. cái này bạn nên nhìn mỏ dưới của chim , nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. và mỏ phải thẳng dài , ko đc dị tật hoặc mỏ chấu. mỏ chấu ở đây là phần mỏ nhỏ dài ra ở đầu mỏ của chim .
3. Đầu xà : Cái này bạn nên bắt chim ra. lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim . nếu bằng phẳng 1 đường thì lấy. đầu xà chứng tỏ chim lì , đầu gồ ko nên lấy .
4. Mắt : nên chọn chim mắt méo dài , và mắt phải lõm sâu vào trong , mắt lồi ra đừng lấy .
5. Chân : nên chọn chòe lửa chân màu trắng. theo mình là vậy , chân đen mình ko chọn , còn bạn thì tùy . và nên bắt chim ra lật ngửa lên , bạn lấy tay đưa vào bàn chân chim, thử xem chân có bị tật gì ẩn ko .
VD: thường chim bị tật ẩn ở chân , lúc chim bóp chân lại , khả năng bạn nhìn thấy sẽ cao . ở đây bạn cũng thử xem độ nhạy của chân chim, nếu đưa tay vô , chim bóp mạng là chân chim khỏe , nếu yếu thì thua , có thể là mất sức hoặc bị đau chổ nào đó mà ta ko thấy.
6. Ngực : bạn nhìn mấy chú chim trong hộc nhé. khi chúng kiếm đường tung ra ngoài lúc bạn đưa mặt vào xem , chúng thường nhấp nhấp chân bám vào nan hộc , và đứng ưởng ngực ra ngoài . hãy nhìn chú nào ngực to thì lấy . ngực to chứng tỏ chim có lực.
có nhiêu đó ý kiến thôi. Anh em tham khảo thêm nhé. 
                                                                                                                 Nguồn: Sưu tầm

Tổng quan về chích chòe lửa

1. XUẤT XỨ
- CCL có xuất xứ từ Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Bình Long… Chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam của miền Trung. Hầu như ở các nứơc Châu Á đều có mặt chúng.
- Ở rừng, chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ven đuờng xe ben, xe trâu. Mỗi sáng, CCL cất tiếng hót sớm nhất, sau đó là các loại chim khác. Tiếng hót của CCL tuy ko bài bản như của CCT nhưng giàu âm điệu và có thể giả tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu…. Đôi khi giọng của chúng còn bị lẫn lộn với họa mi và các loại chim khác. Vì giọng hót có nhiều âm điệu và bộ mã đẹp nên chúng đc nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với các lọai chim khác.
2. HÌNH DÁNG
- Hình dáng thì CCL nhỏ hơn, thanh mảnh hơn CCT. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến đuôi có thể dài 25 phân mà trong khi đuôi chim trống đã dài hơn thân mình. CCL đẹp nhất ở cái đuôi, khi chim múa rất duyên dáng
3. CÁCH NUÔI CHIM BỔI.
- chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhôt chim trong lồng tre or mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào ( nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đưng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoaì lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.
4. THỨC ĂN
- Nuôi chim CCL ko tốn kém thức ăn bằng CCT nhưng khẩu phần ăn thì cũng đa dạng y như CCT vậy chỉ có điều ăn ít hơn. Có một số con chim CCL ko biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bộn nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần và thề là chim biết cách ăn bột ^^
5. LỒNG CHIM & CÁCH CHĂM SÓC
- Lồng CCL phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khỏang 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài
- Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hòan tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4-5 tháng. Và cũng có con “ suy lông”,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và ko nên thay thức ăn trong suốt năm.
- Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nứơc uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, ko cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối ko bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường
6. TẬP CHO CHIM HÓT:
- Cũng như họa mi và các loại chim khác, CCL có tính hay bắt chước tiêng chim khác mà nó nghe đc. Vì vậy tốt nhất là đem chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để làm giàu âm điệu cho giọng hót của chim^^ hoặc cũng có thể cho chim nghe băng nhạc có tiếng sáo, đàn vĩ cầm, kèn đồng…. Bảo đảm là giọng hót của chim sẽ tràn ngập âm điệu mới.

7. NUÔI CHIM MÁI
- Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân thì nuôi CCL phải có chim mái mới sung chim. Chim mái nhỏ hơn chim đực, lôngxấu hơn, mắt to tròn, còn chim trống mắt hơi méo.
- CCL mái ăn uống như chim trốg chỉ có điều chỉ cần cho ăn cào cào hoặc bột đậu phộng, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo khúât mắt chim trống , chỉ cần nghe thấy tiếng chim mái là chim trống sẽ hăng hót. Chim mái càng siêng kêu thì chim trống càng siêng hót ^^. Gọi chim mái laà kêu vì giọng của nó " xùy xùy" chứ ko du dươg, nhiều âm điệu, ko tính là hót ^^
• Ngòai ra chim CCL trống nuôi con rất giỏi. Nếu như thả chim vào lồng chim non mà ko phải con của đó thì nó vẫn làm tròn bổn phận của mình là chăm sóc chúng 1 cách chu đáo ^^, thật là đáng ngưỡng mộ đúng ko nào, vừa đẹp mã, vừa hót hay, biết bắt chứơc giọng khác và nuôi con rất giỏi…ko biết ngòai đời có tìm đc anh chàng Chích Chòe Lửa nào ko đây ^^

Chích chòe lửa - Những điều có thể bạn chưa biết (Phần 1)

TÊN GỌI - TẬP TÍNH

Chim Chích chòe lửa, có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn. Do vậy, nó thường được gọi (tiếng Anh) là White-rumped Shama Thrush (Chích chòe đuôi trắng) hoặc chỉ đơn giản Shama Thrush. Tương đương trong cách gọi của tiếng Việt là Chích chòe lửa hoặc Chòe lửa.

Chúng có nguồn gốc Nam và Đông Nam Á, Lần đầu tiên, chúng được tìm thấy tại những khu rừng nguyên sinh của đảo Kaua'i, Hawaii, Vào đầu năm 1931 đến năm 1940, nó được giới thiệu lần nữa sự có mặt của chúng tại Malaysia và trên hòn lớn thứ 3 của Hawait tên là Oahu, bởi nhà Điểu học Alexander Isenberger . Và chúng được biết đến như là một đối tượng nuôi lồng phổ biến kể từ đó.

Tại châu Á, nơi sinh sống của chúng là khu rừng thưa, đặc biệt là ở các khu rừng tre. Ở Hawaii, chúng được phân bố trong các khu rừng thung lũng hoặc trên rặng núi của miền nam Ko'olaus, có xu hướng làm tổ trong các hang cây của rừng mưa vùng đất thấp.


Chim thường cân nặng từ 1 đến 1,2 ounce và có khoảng 9-11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một dự luật màu đen trên lưng và chân màu hồng. Con non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Chích chòe lửa có tập tính nhút nhát và hay hót lúc bình minh hoặc hòang hôn, chúng bảo vệ mãnh liệt vùng lãnh thổ. Trong mùa sinh sản, cả hai con trống – mái đều bảo vệ lãnh thổ, trung bình mỗi cặp bảo vệ vùng lãnh thổ đến 0,09 ha (khoảng 90m2).

Giọng hót loài này hết sức phong phú và du dương đã làm cho chúng là một đối tượng nuôi lồng phổ biến ở Nam Á và được tiếp tục phát triển sang các nước ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có tập tính thường bắt chước giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng lần đầu tiên được thu âm vào năm 1889 của một con chim chòe lửa được đặt trong một cái lồng hình trụ của Ludwig Koch, Đức.

Chúng ăn côn trùng trong tự nhiên, nhưng khi nuôi nhốt, thức ăn là khô đậu với lòng đỏ trứng và thịt nguyên được đun kỹ.

Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng giêng đến tháng chín tại khu vực Nam Á, nhưng chủ yếu trong khỏang tháng tư đến tháng sáu. Mỗi ổ chim có khỏang bốn hoặc năm trứng và tổ đặt trong các hốc rỗng của cây. Hành vi tán tỉnh của chúng: các con trống theo đuôi các con mái với nhiều giọng hót, giọng thầm thì., những cuộc bay – đuổi, rơi tự do theo tần suất ngày càng cao hơn, giọng hót ngày càng dày đặc hơn. Nếu con mái nào “đồng ý” sẽ gãi đuôi và cánh. Còn nếu không, con mái sẽ cắn, dọa nạt con trống hầu bay ra khỏi khỏi lãnh địa của cô mái.

Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 đến 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.
                                                                                                       Nguồn: sưu tầm

Kỹ thuật nuôi chòe lửa cơ bản

Nói về nuôi chòe lửa lửa thì thật sự không khó, bạn chỉ cần cho nó ăn những thứ mồi tươi mà bạn có thể mua được về cho nó ăn là ok. Vấn đề là chơi chòe lửa là bạn không nên tiếc tiền vì chế độ dinh dưỡng của nó đòi hỏi phải có chất tanh và mồi tươi như cào cào,dế,sâu superwoom và đặc biệt luôn có cóng sâu quy 24/24 như vậy chim bạn sẽ rất sung mà bộ lông luôn mượt. Bạn có thể cho ăn thêm thằn lằn <thạch sùng> loại nhỏ hoặc liu điêu.  Nhiều người không thường xuyên cho ăn sâu quy vì sợ chim bị nóng và sẽ rụng lông nhưng điều đó là sai lầm lớn bạn đừng bao giờ làm như vậy.
Về phần cám cho chim ăn thì bạn có thể cho ăn tùy thích vì đối với chòe lửa ăn cám chỉ là chuyện bắt buộc khi không có sâu hoặc cào cào mà thôi. Bạn có thể làm cám theo cách sau... 0,5 kg lươn,1lon bột bắp,0,5lon đậu phộng,0,5lon đậu nành,5 quả trứng gà bỏ lòng tráng càng tốt.hấp lươn lên và rang các loại đậu lên sau đó trộn đều với nhau. Cũng có thể dùng tôm thay lươn nhung khi bạn cho quá nhiều tôm và đậu phộng thì chim bạn sẽ bị táo bón phân chim sẽ vón thành cục không tiêu hóa được.
                                                                                          Nguồn: Sưu tầm

 

Blogger news

Blogroll

Được tạo bởi Blogger.